TRO ĐÁY NGUỒN VẬT LIỆU MỚI CHO NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TƯƠNG LAI

Xu thế phát triển nhà máy điện rác ngày càng được quan tâm và ứng dụng, thay thế phương pháp chôn lấp truyền thống, không chỉ đưa ra giải pháp xử lý tro đáy phát sinh từ nhà máy điện rác mà còn “khai phá” nguồn vật liệu mới cho ngành xây dựng trong tương lai, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Không những thế, việc biến tro xỉ thành vật liệu hữu ích đã khẳng định năng lực sáng tạo của các nhà khoa học trong nước, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường để hướng tới một tương lai xanh.

Nhà máy điện rác là một loại nhà máy sản xuất điện năng bằng cách đốt cháy rác thải, cũng được gọi là nhà máy xử lý rác thải. Quá trình này tạo ra nhiệt năng từ việc đốt cháy rác, sau đó sử dụng nhiệt năng này để tạo ra hơi nước, điều này lại tạo ra hơi nước tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước và điện. Điện rác có thể giúp xử lý rác thải một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Với dân số ước tính 94,6 triệu người (năm 2020), mỗi ngày cả nước thải ra khoảng 35.000 - 40.000 tấn rác sinh hoạt 60% lượng rác này được thu gom, xử lý bằng các hình thức: chôn lấp, làm phân compost, đốt.

Compost là cách gọi khác của phân hữu cơ cho cây trồng, thành phần chính là các chất hữu cơ tự nhiên, không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp. Compost tạo thành nhờ được xử lý thông qua quá trình vật lý: làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm, hoặc quá trình sinh học: ủ, lên men, chiết. (Khái niệm phân bón hữu cơ được định nghĩa theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón).

Theo báo cáo về tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 ngành Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có 15 nhà máy đốt rác phát điện đang được triển khai xây dựng, trong đó đã có 3 nhà máy chính thức phát điện. Cụ thể như sau:

Nhà máy xử lý chất thải rắn Cần Thơ của Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Cần Thơ) công suất 400 tấn/ngày tại Thành phố Cần Thơ.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn (rác sinh hoạt) với công suất 4.000 tấn/ngày tại Hà Nội. 

Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng của Công ty TNHH Môi trường Ngôi Sao Xanh, tỉnh Bắc Ninh công suất 180 tấn/ngày (trong đó CTRSH 100 tấn/ngày, CTRCN 80 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm); 

Nhà máy điện rác (rác sinh hoạt) ở Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh công suất 300 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm; 

Nhà máy điện rác ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh công suất 500 tấn/ngày (trong đó CTRSH 350 tấn/ngày, CTRCN 150 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm); 

Nhà máy điện rác (rác sinh hoạt) ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh công suất 500 tấn/ngày, dự kiến quý 2/2024 vận hành thử nghiệm; 

Nhà máy điện rác Phú Sơn (Thừa Thiên Huế) công suất 600 tấn/ngày đang vận hành thử nghiệm. 

Ngoài ra, một số tỉnh thành phố khác như Phú Thọ, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên... đang bắt đầu triển khai các nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện.

Nhà máy đốt rác phát điện 5MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương của Tổng công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) vừa khánh thành ngày 12/1/2024.

SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ RÁC THẢI

Nhằm tận dụng tối đa nguồn tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước cũng như giảm tỷ lệ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, nhóm tác giả thuộc Phân Viện Vật liệu xây dựng miền Nam đã chế tạo vật liệu bê tông có hàm lượng tro bay cao, thay thế 80% xi măng có thể sử dụng trong các công trình xây dựng khác nhau.

Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng bền vững nhất về mặt sản xuất và bảo trì so với các vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, thành phần chính trong bê tông là xi măng (chiếm 5-20% khối lượng bê tông). Đây là vật liệu chiếm hơn 74-81% lượng phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong khi đó, tại Việt Nam đang có hơn 25 triệu tấn tro, xỉ được thải ra mỗi năm chủ yếu từ các nhà máy điện trên cả nước. Hầu hết lượng tro, xỉ này được vận chuyển ra ngoài bãi thải. Nếu lượng tro xỉ không được tái chế sử dụng, đến năm 2030 ước tính tồn trữ cả nước lên đến 422 triệu tấn. Về lâu dài, tro bay sẽ tác động xấu đến môi trường, chiếm diện tích đất để tồn chứa lớn, lãng phí nguồn tài nguyên.

Trên thế giới, một số nước đã nghiên cứu dùng tro bay thay thế xi măng làm vật liệu đúc bê tông “xanh” (thân thiện môi trường) với tỷ lệ khuyến cáo thay thế 35% tổng khối lượng xi măng Portland (ACI 211, ACI 232). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc thay thế xi măng bằng tro bay có thể lên đến 50% hoặc lớn hơn. Loại bê tông này thậm chí còn có một số tính chất vượt trội, được gọi là HVFC (High Volume Fly Ash Concrete).

Xuất phát từ các yếu tố trên, nhóm nghiên cứu của Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam (Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng) triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu chế tạo bê tông hàm lượng tro bay cao dùng cho các kết cấu công trình xây dựng", với hàm lượng tro bay thay thế xi măng lên đến 80%. 

 

 

< Trở lại

Chủ đề liên quan