LÂM ĐỒNG LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CAO LANH TINH CHẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SẢN XUẤT NGÀNH GỐM SỨ, SƠN TẠI VIỆT NAM

GỐM SỨ LÀ GÌ?

Gốm và sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao. Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liêu… chủ yếu là đất sét cao lanh và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery) , sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như: gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biêt.

Đồ gốm thường được sử dụng trong trang trí nhà cửa như những bình hoa, lục bình hay những bức tranh gốm đẹp, gạch,… Đồ sứ thì được dùng trong phòng bếp, đồ gia dụng, bàn ăn, bộ trà, bộ ly, muỗng,…

CÁCH PHÂN BIỆT ĐỒ GỐM VÀ SỨ

STTĐẶC TÍNH
NỘI DUNG
1Độ thấu quangSứ có độ tinh khiết cao hơn gốm nên khi đưa sản phẩm lên ánh sáng độ trong của xương tuyệt đối nên sẽ có nhiều ánh sáng xuyên qua hơn
2Âm thanhCác sản phẩm bằng sứ sẽ cho tiếng ngân thanh vào kéo dài hơn
3Lớp men tráng lên sản phẩmĐồ gốm được làm từ nguyên liệu ít chọn lọc hơn đồ sứ nên thường có độ xốp cao hơn, khả năng giữ nhiệt kém nên phải tráng men toàn bộ sản phẩm, còn đồ sứ thường lớp men tráng sẽ không kín.
4Khả năng thấm nướcTại vị trí sản phẩm không có men sản phẩm bằng sứ sẽ mịn và không thấm nước còn những sản phẩm làm từ gốm sẽ từ từ hút nước.

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CAO LANH DÙNG TRONG SẢN XUẤT GỐM SỨ DÂN DỤNG

Nguyên liệu tốt nhất để chế tạo đồ gốm chịu axit là đất sét cao lanh không được chứa các bọc calcit, thạch cao, pyrit, vật liệu xâm tán thô, không chứa nhiều cát, có khả năng dính kết và độ dẻo cao. Cao lanh chia làm 2 loại là cao lanh sơ cấp và cao lanh thứ cấp.

  • Cao lanh sơ cấp là loại cao lanh nguyên chất chưa qua chế biến, vẫn tồn tại như dạng ban đầu của nó khi ở dưới lòng đất (Loại 1)
  • Cao lanh thứ cấp là loại cao lanh sơ cấp đã qua quá trình xử lý (Loại 2)
STTTHÀNH PHẦNLOẠI 1LOẠI 2
1Cỡ hạt0,1mm - 0,063mm
2SiO2≤51%≤53%
3Al2O3≥35%≥32%
4Fe2O3≤0,6%≤1,0%
5TiO2≤0,4%≤0,8%
6CaO≤0,6%≤0,8%
7Độ trắng sau nung 1200ºC≥75%≥68%
8MKN (110ºC) ≥ 2% ; MKN (1200ºC) ≤13%

Yêu cầu kỹ thuật thành phần hóa học của cao lanh trong sản xuất gốm sứ dân dụng
(TCVN 13770:2023 yêu cầu kỹ thuật về cao lanh dùng sản xuất gốm sứ dân dụng)

LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GỐM SỨ VÀ SƠN TỪ CAO LANH CHẾ BIẾN SÂU TẠI LÂM ĐỒNG

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam là một trong các quốc gia có trữ lượng cao lanh đáng kể được phân bố thành các mỏ nhỏ rải rác khắp các địa phương từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, do thành phần chứa nhiều chứa nhiều sắt và titan ảnh hưởng đến độ trắng của nên chất lượng cao lanh ở Việt Nam chưa được đánh giá cao và chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân dụng cao cấp, hay sản xuất sơn. Bên cạnh đó, các công nghệ chế biến cao lanh ở Việt Nam hiện nay còn khá lạc hậu, mới chỉ dừng ở chế biến sơ bộ. 

Nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên cao lanh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp và thị trường, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện công nghệ, thiết bị chế biến sâu cao lanh vùng Lâm Đồng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và sơn”. 

Sau 3 năm thực hiện, đề tài đã hoàn thiện công nghệ chế biến sâu cao lanh gồm: công nghệ tuyển lọc, công nghệ xử lý hóa và công nghệ tạo meta cao lanh. Kết quả, nghiên cứu thành công quy trình công nghệ chế biến sâu cao lanh Lâm Đồng để thu được các loại sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất sơn, sứ dân dụng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát. 

Dây chuyền pilot năng suất 50 kg cao lanh khô/giờ tại Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp. (Ảnh: riceglass.vn)

Một số hình ảnh dây duyền chế biến cao lanh năng suất 150.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần Trung Thành. (Ảnh: riceglass.vn)

So với việc cao lanh thô ở tất cả các mỏ khai thác của Việt Nam nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng chỉ được bán với giá khoảng 400-700 nghìn đồng/tấn. Trong khi đó, Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu các sản phẩm cao lanh chất lượng tốt với giá cao từ 3-15 triệu đồng/tấn, thì việc hoàn thiện công nghệ và chế biến sâu cao lanh giúp tăng tối đa hiệu suất thu hồi (≥90%); đồng thời phân tách, sử dụng hợp lý các sản phẩm cao lanh khai thác được; từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng tài nguyên. Hiện tại, công nghệ đã được Viện nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã được chuyển giao cho đơn vị sản xuất cao lanh tại Lâm Đồng với dây chuyền chế biến cao lanh quy mô 150.000 tấn sản phẩm/năm.

< Trở lại

Chủ đề liên quan